Đây là chiếc kính điện tử "mắt thần" không giống với bất cứ thiết bị nào với giá thành rẻ nhất trên thế giới, giúp cho người khiếm thị nhận biết vật cản trên đường.
Phát minh kỳ diệu giúp người khiếm thị đi lại, sang đường
Chiếc kính điện tử mà chúng tôi nhắc đến có cái tên là "mắt thần", người mù gọi đó là "đôi mắt" kỳ diệu của họ. Thiết bị này được sau 4 năm trải qua nhiều lần nghiên cứu, thử nghiệm thực tế và thành công ở phiên bản thứ 9 vừa ra mắt gần đây.
Tác giả của "mắt thần" là Tiến sỹ trẻ tuổi Nguyễn Bá Hải (sinh năm 1983, Đông Sơn, Thanh Hóa), hiện đang là giảng viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật (ĐH Quốc gia TP HCM).
"Mình sống với người khiếm thị còn nhiều hơn với cha mẹ mình. Mình luôn nghĩ mình "nợ" và đó là duyên và gắn với suốt cuộc đời mình" - anh Hải bắt đầu câu chuyện khiến chúng tôi tò mò.
Duyên nợ của chàng tiến sỹ Việt Nam trẻ tuổi
Khi còn là sinh viên của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật (ĐH Quốc gia TP HCM), chàng trai Nguyễn Bá Hải tham gia dự án băng nói cho người khiếm thị của đoàn trường. Chương trình dở dang khi anh có sang học bên Hàn Quốc năm 2006 và anh luôn coi mình "mắc nợ" người mù.
Sau khi hoàn thành bằng tiến sỹ về robot sinh học (cảm biến và giác quan của robot), anh từ chối công việc bên Hàn với mức lương khổng lồ mà trở về Việt Nam giảng dạy tại trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật với nhiều dự án trăn trở.
"Mỗi lần đi qua Hội người mù Thủ Đức tôi luôn suy nghĩ tại sao mình không phát triển giác quan mà người khiếm thị đã bị mất. Tôi thấy chịu không nổi khi thấy người mù không gắp được cá, thịt; uống bia phải thò tay xem bia còn hay hết; rơi đồ vật nhưng họ không biết tìm sao tìm được; những người bán vé số bị lừa lấy tiền, vé số...Và sang đường là nỗi ám ảnh khủng khiếp đối với họ", TS Hải kể lại.
"Cha đẻ" của "mắt thần" nhớ rằng, phiên bản đầu tiên là chiếc nón nặng gần 3 kg có giá thành gần 20 triệu, rồi đến phiên bản thứ 2 cài xung quanh đầu...đều trải qua nhiều khó khăn, thử nghiệm nhiều lần.
Ban đầu anh nghĩ chỉ mất vài tháng để ra thiết bị này nhưng sau 4 năm trải qua nhiều 9 phiên bản, anh mới hoàn thành nó.
Không ít lần anh đụng đầu vào cột, tường khi thử sản phẩm. Và để cảm nhận cuộc sống của người khiếm thị anh liên tục bịt mắt 15 -30 phút, thậm chí vài tiếng. Những sinh viên nghiên cứu cùng anh cũng bị bắt buộc "đóng vai" người mù, ở nhà để trò chuyện, hiểu đặc tính, khó khăn cũng như thói quen đi lại của họ.
Ý tưởng là vậy nhưng thực tế không phải "màu hồng". Ban đầu vị tiến sỹ trẻ tuổi này nghĩ rằng chỉ mất vài tháng để làm ra sản phẩm này nhưng để có "mắt thần" như ngày hôm nay anh và cộng sự mất 4 năm.
Rất nhiều lần anh muốn dừng lại vì khó khăn về vấn đề tài chính, thử nghiệm không thành công hay "lời chê" thẳng thừng từ người khiếm thị cho "con đẻ" của mình.
Tuy nhiên, những lúc đó anh luôn có "mạnh thường quân" từ thầy hiệu trưởng cho đến chú bán gạo ngoài chợ đến động viên, những người mẹ dẫn con khiếm thị nhờ mình giúp đỡ...tiếp thêm niềm tin và niềm vui vào nghiên cứu này.
"Bản thân mình gặp nhiều tai nạn và đó là một cực hình khi không có đôi mắt. Động lực lớn nhất chính là mình nhìn từ cuộc sống của người mù, họ đã quá bất hạnh. Mình tưởng tượng khi sinh một đứa con ra bị mù, mình sẽ làm thế nào hay nếu đột nhiên sáng mai thức dậy mình bị mù, mình sẽ nhìn cuộc sống ra sao?", anh Hải tâm sự.
2,3 tỷ đồng...không bán bản quyền "mắt thần"
"Mắt thần" chính là thiết bị đầu tiên ở Việt Nam hỗ trợ người khiếm thị nhận biết được vật cản trước mặt trong khoảng 1 mét. Thiết bị sẽ rung khi người dùng gặp vật cản. Và phiên bản thứ 9 này nhẹ bằng 1/10 và giá thành giảm 10 lần so với phiên bản đầu tiên.
Đã có người mua bản quyền nghiên cứu "mắt thần" với giá 2,3 tỷ đồng để sản xuất bán ra thị trường nhưng anh nhất định không bán mặc dù vợ chồng anh vẫn ở trọ trong thời gian vừa giảng dạy vừa nghiên cứu.
Chia sẻ về quyết định này, "cha đẻ" của "mắt thần" nói: "Ở Việt Nam có 1,2 triệu người mù, oái oăm họ lại là người nghèo tự mưu sinh, 1 người bán vé số 1 ngày bán được 100 ngàn đồng nếu trời không mưa và không bị lừa, cướp giật.
Tôi thấy mình thật vô nhân đạo nếu thương mại hóa sản phẩm này. Tôi trăn trở làm thế nào lựa chọn nguyên liệu tốn ít chi phí nhất nhưng vẫn đảm bảo an toàn, chất lượng. Sản phẩm này không phải là thiết bị hiện đại nhất cho người mù trên thế giới nhưng đó là sản phẩm rẻ nhất cho họ".
Anh hướng dẫn học sinh khiếm thị sử dụng chiếc kính kỳ diệu này.
Anh tâm sự rằng, có thể "mắt thần" không tuyệt vời như một chiếc điện thoại iphone nhưng nó lại có ý nghĩa đối với anh và hơn 1 triệu người khiếm thị ở Việt Nam. "Tôi thấy thực sự hạnh phúc, bình an và may mắn khi người khiếm thị đeo kính của mình đi trên đường...", tác giả của "mắt thần" nói.
Chính vì vậy, anh đồng ý hợp tác với một công ty phi lợi nhuận sản xuất chiếc kính này với giá thành rẻ nhất với mong muốn 5000 người khiếm thị ở Việt Nam có "mắt thần".
Không dừng lại ở "mắt thần", chàng trai trẻ tuổi nhiều hoài bão còn muốn cải tiến thiết bị này hơn nữa, có thể chiếc kính giúp người khiếm thị đọc sách, nhận biết được mệnh giá tiền, xác định được họ đang đứng ở đâu, nhận biết được đồ ăn...Và xa hơn là trung tâm chăm sóc người khiếm thị, một địa chỉ giống "1080" cho người mù, sẵn sàng giúp đỡ họ bất cứ lúc nào.
Anh quan niệm: "Mình không giàu có bằng ai nhưng cứ cho đi bất cứ khi nào trong khả năng của mình. Vì thực sự cho đi giúp cho cuộc sống nhân văn hơn và mình hạnh phúc hơn".
Sản phẩm nhỏ nhưng đó là kết tinh của sự yêu thương. Chàng tiến sỹ 8X tâm huyết này nói rằng sẽ tiếp tục nghiên cứu "trái ngành" như vậy để giúp đỡ được nhiều người ở Việt Nam hơn.
"Tôi có một ước mơ, có thể là viển vông nhưng một ngày nào đó nói về nghiên cứu thiết bị người khiếm thị trên thế giới, thế giới sẽ nhắc đến Việt Nam. Có thể là 10, 20 năm nữa...nhưng tôi tin vào thế hệ sinh viên sẽ làm được", TS Hải nói với ánh mắt ngập tràn hạnh phúc.
Mắt thần là thiết bị mang lại đôi mắt cho người khiếm thị. Sản phẩm đã đoạt giải Nhân văn trong cuộc thi Tech Show Robocon 2012, giải Nhất tuần sáng chế Việt Nam 2013, được nhiều nhà khoa học đánh giá cao.
Phát minh kỳ diệu giúp người khiếm thị đi lại, sang đường
Chiếc kính điện tử mà chúng tôi nhắc đến có cái tên là "mắt thần", người mù gọi đó là "đôi mắt" kỳ diệu của họ. Thiết bị này được sau 4 năm trải qua nhiều lần nghiên cứu, thử nghiệm thực tế và thành công ở phiên bản thứ 9 vừa ra mắt gần đây.
Tác giả của "mắt thần" là Tiến sỹ trẻ tuổi Nguyễn Bá Hải (sinh năm 1983, Đông Sơn, Thanh Hóa), hiện đang là giảng viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật (ĐH Quốc gia TP HCM).
"Mình sống với người khiếm thị còn nhiều hơn với cha mẹ mình. Mình luôn nghĩ mình "nợ" và đó là duyên và gắn với suốt cuộc đời mình" - anh Hải bắt đầu câu chuyện khiến chúng tôi tò mò.
Tiến sỹ Nguyễn Bá Hải - cha đẻ của thiết bị kính điện tử đầu tiên tại Việt Nam.
Duyên nợ của chàng tiến sỹ Việt Nam trẻ tuổi
Khi còn là sinh viên của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật (ĐH Quốc gia TP HCM), chàng trai Nguyễn Bá Hải tham gia dự án băng nói cho người khiếm thị của đoàn trường. Chương trình dở dang khi anh có sang học bên Hàn Quốc năm 2006 và anh luôn coi mình "mắc nợ" người mù.
Sau khi hoàn thành bằng tiến sỹ về robot sinh học (cảm biến và giác quan của robot), anh từ chối công việc bên Hàn với mức lương khổng lồ mà trở về Việt Nam giảng dạy tại trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật với nhiều dự án trăn trở.
"Mỗi lần đi qua Hội người mù Thủ Đức tôi luôn suy nghĩ tại sao mình không phát triển giác quan mà người khiếm thị đã bị mất. Tôi thấy chịu không nổi khi thấy người mù không gắp được cá, thịt; uống bia phải thò tay xem bia còn hay hết; rơi đồ vật nhưng họ không biết tìm sao tìm được; những người bán vé số bị lừa lấy tiền, vé số...Và sang đường là nỗi ám ảnh khủng khiếp đối với họ", TS Hải kể lại.
"Cha đẻ" của "mắt thần" nhớ rằng, phiên bản đầu tiên là chiếc nón nặng gần 3 kg có giá thành gần 20 triệu, rồi đến phiên bản thứ 2 cài xung quanh đầu...đều trải qua nhiều khó khăn, thử nghiệm nhiều lần.
Ban đầu anh nghĩ chỉ mất vài tháng để ra thiết bị này nhưng sau 4 năm trải qua nhiều 9 phiên bản, anh mới hoàn thành nó.
Không ít lần anh đụng đầu vào cột, tường khi thử sản phẩm. Và để cảm nhận cuộc sống của người khiếm thị anh liên tục bịt mắt 15 -30 phút, thậm chí vài tiếng. Những sinh viên nghiên cứu cùng anh cũng bị bắt buộc "đóng vai" người mù, ở nhà để trò chuyện, hiểu đặc tính, khó khăn cũng như thói quen đi lại của họ.
Ý tưởng là vậy nhưng thực tế không phải "màu hồng". Ban đầu vị tiến sỹ trẻ tuổi này nghĩ rằng chỉ mất vài tháng để làm ra sản phẩm này nhưng để có "mắt thần" như ngày hôm nay anh và cộng sự mất 4 năm.
Rất nhiều lần anh muốn dừng lại vì khó khăn về vấn đề tài chính, thử nghiệm không thành công hay "lời chê" thẳng thừng từ người khiếm thị cho "con đẻ" của mình.
Tuy nhiên, những lúc đó anh luôn có "mạnh thường quân" từ thầy hiệu trưởng cho đến chú bán gạo ngoài chợ đến động viên, những người mẹ dẫn con khiếm thị nhờ mình giúp đỡ...tiếp thêm niềm tin và niềm vui vào nghiên cứu này.
"Bản thân mình gặp nhiều tai nạn và đó là một cực hình khi không có đôi mắt. Động lực lớn nhất chính là mình nhìn từ cuộc sống của người mù, họ đã quá bất hạnh. Mình tưởng tượng khi sinh một đứa con ra bị mù, mình sẽ làm thế nào hay nếu đột nhiên sáng mai thức dậy mình bị mù, mình sẽ nhìn cuộc sống ra sao?", anh Hải tâm sự.
2,3 tỷ đồng...không bán bản quyền "mắt thần"
"Mắt thần" chính là thiết bị đầu tiên ở Việt Nam hỗ trợ người khiếm thị nhận biết được vật cản trước mặt trong khoảng 1 mét. Thiết bị sẽ rung khi người dùng gặp vật cản. Và phiên bản thứ 9 này nhẹ bằng 1/10 và giá thành giảm 10 lần so với phiên bản đầu tiên.
Đã có người mua bản quyền nghiên cứu "mắt thần" với giá 2,3 tỷ đồng để sản xuất bán ra thị trường nhưng anh nhất định không bán mặc dù vợ chồng anh vẫn ở trọ trong thời gian vừa giảng dạy vừa nghiên cứu.
Chia sẻ về quyết định này, "cha đẻ" của "mắt thần" nói: "Ở Việt Nam có 1,2 triệu người mù, oái oăm họ lại là người nghèo tự mưu sinh, 1 người bán vé số 1 ngày bán được 100 ngàn đồng nếu trời không mưa và không bị lừa, cướp giật.
Tôi thấy mình thật vô nhân đạo nếu thương mại hóa sản phẩm này. Tôi trăn trở làm thế nào lựa chọn nguyên liệu tốn ít chi phí nhất nhưng vẫn đảm bảo an toàn, chất lượng. Sản phẩm này không phải là thiết bị hiện đại nhất cho người mù trên thế giới nhưng đó là sản phẩm rẻ nhất cho họ".
Anh hướng dẫn học sinh khiếm thị sử dụng chiếc kính kỳ diệu này.
Anh tâm sự rằng, có thể "mắt thần" không tuyệt vời như một chiếc điện thoại iphone nhưng nó lại có ý nghĩa đối với anh và hơn 1 triệu người khiếm thị ở Việt Nam. "Tôi thấy thực sự hạnh phúc, bình an và may mắn khi người khiếm thị đeo kính của mình đi trên đường...", tác giả của "mắt thần" nói.
Chính vì vậy, anh đồng ý hợp tác với một công ty phi lợi nhuận sản xuất chiếc kính này với giá thành rẻ nhất với mong muốn 5000 người khiếm thị ở Việt Nam có "mắt thần".
Không dừng lại ở "mắt thần", chàng trai trẻ tuổi nhiều hoài bão còn muốn cải tiến thiết bị này hơn nữa, có thể chiếc kính giúp người khiếm thị đọc sách, nhận biết được mệnh giá tiền, xác định được họ đang đứng ở đâu, nhận biết được đồ ăn...Và xa hơn là trung tâm chăm sóc người khiếm thị, một địa chỉ giống "1080" cho người mù, sẵn sàng giúp đỡ họ bất cứ lúc nào.
Anh quan niệm: "Mình không giàu có bằng ai nhưng cứ cho đi bất cứ khi nào trong khả năng của mình. Vì thực sự cho đi giúp cho cuộc sống nhân văn hơn và mình hạnh phúc hơn".
Sản phẩm nhỏ nhưng đó là kết tinh của sự yêu thương. Chàng tiến sỹ 8X tâm huyết này nói rằng sẽ tiếp tục nghiên cứu "trái ngành" như vậy để giúp đỡ được nhiều người ở Việt Nam hơn.
"Tôi có một ước mơ, có thể là viển vông nhưng một ngày nào đó nói về nghiên cứu thiết bị người khiếm thị trên thế giới, thế giới sẽ nhắc đến Việt Nam. Có thể là 10, 20 năm nữa...nhưng tôi tin vào thế hệ sinh viên sẽ làm được", TS Hải nói với ánh mắt ngập tràn hạnh phúc.
Mắt thần là thiết bị mang lại đôi mắt cho người khiếm thị. Sản phẩm đã đoạt giải Nhân văn trong cuộc thi Tech Show Robocon 2012, giải Nhất tuần sáng chế Việt Nam 2013, được nhiều nhà khoa học đánh giá cao.